Kế hoạch bảo vệ môi trường là gì? - CTY MÔI TRƯỜNG E.U.C - 0933 425 239

  • 23585139520
  • 23585139520
0 1
Kế hoạch bảo vệ môi trường là gì?

1. Kế Hoạch Bảo Vệ Môi Trường là gì ?

– Lập kế hoạch bảo vệ môi trường theo nghị định 18/2015 mới nhất của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường, nhằm thay thế cho cam kết bảo vệ môi trường được áp dụng kể từ ngày 1/04/2015 này.
– Là hồ sơ pháp lý ràng buộc trách nhiệm giữa doanh nghiệp đối với cơ quan môi trường.
– Là kết quả của quá trình phân tích, đánh giá dự báo các ảnh hưởng đến môi trường của dự án trong giai đoạn thực hiện và hoạt động của dự án. Từ đó đề xuất các giải pháp kế hoạch thích hợp để bảo vệ môi trường.
– Lập 1 lần trong quá trình hoạt động, trước khi triển khai dự án

 

2. Các đối tượng cần phải lập kế hoạch bảo vệ môi trường :

– Đối tượng không thuộc Phụ lục II, Phụ lục IV Nghị định 18/2015/NĐ-CP.
– Dự án đầu tư mới, đầu tư mở rộng quy mô, nâng công suất các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phải lập Kế hoạch bảo vệ môi trường.
– Doanh nghiệp đã lập kế hoạch bảo vệ môi trường phải lập và đăng ký lại bản kế hoạch bảo vệ môi trường trong các trường hợp sau :
+ Không triển khai thực hiện trong thời hạn
+ Thay đổi địa điểm thực hiện

 

3.Nội dung thực hiện kế hoạch bảo vệ môi trường

  • Địa điểm thực hiện.
  • Loại hình, công nghệ và quy mô sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
  • Nguyên liệu, nhiên liệu sử dụng.
  • Dự báo các loại chất thải phát sinh, tác động khác đến môi trường.
  • Biện pháp xử lý chất thải và giảm thiểu tác động xấu đến môi trường.
  • Tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường.

 

4. Cơ quan xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường

Cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường của những dự án sau:

  • a) Những dự án nằm trên địa bàn 02 huyện trở lên.
  • b) Những dự án hoạt động vùng biển có chất thải đưa vào địa bàn tỉnh xử lý.
  • c) Dự án có quy mô lớn và có nguy cơ tác động xấu tới môi trường trên địa bàn tỉnh theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Ủy ban nhân dân cấp huyện xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường của dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn, trừ dự án quy định tại khoản 1 Điều này.

Kế hoạch bảo vệ môi trường đối với dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ quy mô hộ gia đình nằm trên địa bàn một xã thì ủy ban nhân dân cấp huyện có thể ủy quyền cho Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) xác nhận.

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được kế hoạch bảo vệ môi trường, cơ quan có thẩm quyền quy định tại các khoản 1 và khoản 2 Điều này phải xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường, trường hợp không xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường, cơ quan có thẩm quyền phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

 

5. Trách nhiệm của doanh nghiệp sau khi kế hoạch bảo vệ môi trường 

Tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường theo kế hoạch bảo vệ môi trường đã được xác nhận.

Trường hợp xảy ra sự cố môi trường phải dừng hoạt động, thực hiện biện pháp khắc phục và báo ngay cho Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi thực hiện dự án hoặc cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan có liên quan.

Hợp tác và cung cấp mọi thông tin có liên quan cho cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường kiểm tra, thanh tra.

Lập và đăng ký lại kế hoạch bảo vệ môi trường cho dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong các trường hợp sau:

  • Thay đổi địa điểm
  • Không triển khai thực hiện trong thời hạn 24 tháng kể từ ngày kế hoạch bảo vệ môi trường được xác nhận.

Trường hợp dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có thay đổi tính chất hoặc quy mô đến mức thuộc đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường thì chủ đầu tư dự án, chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường và gửi cho cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt.

 

6. Trách nhiệm của cơ quan xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường

  • Kiểm tra việc tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường theo kế hoạch bảo vệ môi trường đã được xác nhận.
  • Tiếp nhận và xử lý kiến nghị về bảo vệ môi trường của chủ dự án, chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và tổ chức, cá nhân liên quan đến dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
  • Phối hợp với chủ đầu tư dự án, chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan xử lý sự cố môi trường xảy ra trong quá trình thực hiện dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
  •  

7. Quy trình các bước lập kế hoạch bảo vệ môi trường và những hồ sơ cần thiết đi kèm theo :

  • Đánh giá hiện trạng môi trường khu vực xung quanh dự án như : khảo sát thu thập số liệu về quy mô dự án, khảo sát điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội có liên quan.
    Xác định các nguồn gây ô nhiễm của dự án như: khí thải, nước thải, chất thải rắn, tiếng ồn….phát sinh trong quá trình hoạt động của dự án.
    Đánh giá mức độ tác động ảnh hưởng của các nguồn ô nhiễm đến các yếu tố tài nguyên và môi trường.
    Đề xuất phương án xử lý nước thải, khí thải, phương án thu gom và xử lý chất thải rắn từ hoạt động của dự án. Xây dựng chương trình quản lý và giám sát kế hoạch bảo vệ môi trường.
    Soạn thảo công văn, hồ sơ đề nghị phê duyệt Đề án.
    Thẩm định và Quyết định phê duyệt.
hỗ trợ trực tuyến
  • Anh Lộc

    0903 824 480

      
  • Anh Sĩ

    0908 825 256

      
  • Anh Trị

    0909 320 880